Sức đề kháng quan trọng như thế nào?
Hiểu một cách đơn giản, sức đề kháng chính là khả năng phòng vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như: vi khuẩn, kí sinh trùng, virus… Khi sức đề kháng càng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể cũng suy giảm. Đây là nguyên nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Việc tăng cường sức đề kháng sẽ giúp cơ thể luôn vững chắc tránh nguy cơ nhiễm bệnh.
Biện Pháp Nâng Cao Sức Đề Kháng Phòng Dịch Covid
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng Việt Nam: nhóm tinh bột, nhóm rau củ quả, nhóm chất đạm, sữa và các sản phẩm từ sữa, nhóm chất béo
- Ăn đầy đủ các chất sinh năng lượng như: chất béo, chất đạm, chất bột đường nhằm đảm bảo cho cơ thể đủ sức khỏe cho hoạt động và chống bệnh.
- Khi cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng đồng nghĩa với chúng ta có một hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
Lưu ý bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm các vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường miễn dịch. Không chỉ có vitamin C mà còn có vitamin A, D, E, sắt, kẽm, selen và các chất chống oxy hóa như Flavonoid.
- Vitamin C: hỗ trợ sản xuất interferon – protein quan trọng của hệ miễn dịch, giúp ức chế sự tổng hợp của virus mới, có tác dụng chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C: ổi, cam, quýt, bưởi, nho, cà chua, súp lơ, củ cải, ớt chuông…
- Vitamin A và Beta-caroten: Vitamin A có trong gan động vật, lòng đỏ trứng. Beta-caroten (tiền chất của Vitamin A) có trong các loại rau và trái cây có màu vàng, cam, đỏ như: cà rốt, khoai lang, bí ngô, đu đủ, và các loại quả màu vàng, đỏ
- Vitamin E: làm tăng khả năng miễn dịch, tham gia chuyển hóa của các tế bào, bảo vệ màng tế bào khỏi bị ôxy hóa. Thực phẩm giàu vitamin E: dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu ô liu, các loại hạt và các loại rau có lá màu xanh đậm.
- Vitamin D: có nhiều vai trò khác nhau của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn và thần kinh. Nguồn tổng hợp vitamin D là ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B (UV-B) chiếm 80-90% và khoảng 10-20% do chế độ ăn uống. Vì thế, mỗi ngày cần tắm nắng từ 15-30 phút, tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản… hoặc hỏi ý kiến bác sĩ nếu cần bổ sung vitamin D bằng thuốc uống.
- Các khoáng chất khác như: selen, sắt, kẽm cũng vô cùng quan trọng. Selen là một chất chống oxy hóa mạnh, có nhiều trong: gạo nâu, lúa mạch, cá, tôm, rong biển… Kẽm có nhiều trong các loại động vật có vỏ và hải sản như: hàu, cua… Sắt có nhiều trong: thịt đỏ, gan động vật, cải bó xôi, bông cải xanh, các loại hạt.
2. Uống nhiều nước
Các phản ứng trong cơ thể là phản ứng thuỷ phân nên cần một lượng nước đầy đủ để quá trình đó diễn ra một các tốt nhất. Quá trình trao đổi chất này giúp cơ thể tạo ra năng lượng, thải độc tố giúp cơ thể khoẻ mạng. Vì thế việc uống nước đầy đủ, đúng cách và uống nước tinh khiết an toàn là một trong những cách đơn giản để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Trẻ từ 6 tháng – 3 tuổi: khoảng 1 lít / ngày
- Trẻ từ 3 tuổi trở lên: nhu cầu dịch 1,3 lít / ngày
- Trẻ trên 10 tuổi, người trưởng thành: cần 1,6 – 2,4 lít / ngày tùy vào mức độ hoạt động nhẹ, vừa hay nặng.
Không nên chỉ chờ đến lúc khát mới uống nước vì điều này không tốt cho cơ thể. Cần chia các lần uống nước rải đều ra cho cả ngày, mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải, không uống quá nhiều nước một lúc.
Các loại nước như nước ngọt có ga, các loại đồ uống có caffein không thể thay thế nước lọc.
3. Tập thể dục đều đặn
Việc tập thể dục đều đặn giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, đào thải các chất độc trong cơ thể từ đó sinh ra nhiều kháng thể để chống lại vi khuẩn tốt hơn. Luyện tập thể dục thể thao không chỉ có lợi cho sức khỏe thể chất mà còn rất hiệu quả với đời sống tinh thần. Tích cực tập luyện thể dục thể thao cũng chính là chìa khóa giúp chúng ta giảm stress, cảm thấy yêu đời hơn.
4. Súc miệng và súc họng mỗi ngày
Nguyên tắc súc họng để phòng tránh lây nhiễm COVID-19
1. Phải để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được.
2. Một lần súc khoảng 5 ml là đủ, nhiều quá sẽ khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.
3. Mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có ba lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.
4. Súc họng trước khi đi ra ngoài và ngay khi từ ngoài về nhà (hay ngay khi tiếp xúc gần với người khác). Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ (với chlohexidin) hay ngay sau khi ăn.
5. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm Nước súc miệng Thanh Mộc Hương !